Truyền thống Lợn_Mẹo

Lợn Mẹo được người dân tộc H'Mông nuôi thuần từ rất lâu đời ở vùng rẻo cao khí hậu mát mẻ quanh năm. Lợn Mẹo được hình thành tại vùng núi cao của dãy Trường Sơn, nơi có khí hậu mát mẻ và địa hình đồi núi rộng rãi thích hợp cho thả rông tự do. Qua hàng trăm năm sống ở vùng núi cao, lợn Mẹo đã thích nghi và phát triển tốt trong điều kiện sinh thái, kinh tế và tập quán chăn nuôi của người H’Mông địa phương. Lợn Mẹo được nuôi chủ yếu ở vùng núi tỉnh Nghệ An, tập trung nhiều ở hai huyện Kỳ Sơn và Tương Dương, lợn Mẹo được phổ biến dần xuống các huyện đồng bằng Nghệ An (Anh Sơn, Đô Lương, Nam Đàn) và con đực được lai với các giống địa phương để nuôi kinh tế. Hiện nay, vẫn còn rất phổ biến ở các bản vùng cao miền Tây Nghệ An.

Người Mông có thói quen tự cung tự cấp, nuôi lợn để thịt ăn vào ngày tết, nên nhà nào nuôi nhiều lợn, không ăn hết được, thì có những con lưu cữu trong nhà đến dăm bảy năm, có con già đến rụng hết răng mà vẫn chưa bị thịt. Mặc dù người Mông còn nghèo, thiếu ăn, song ít khi họ bán những con lợn khổng lồ này. Họ thường nuôi đến tết để mổ thịt, cả nhà cùng ăn, họ sẽ ăn lòng phèo trước còn thịt xẻ ra thành từng miếng dài, treo trên gác bếp tầng tầng lớp lớp lên tận mái nhà, khói từ bếp củi cháy quanh năm suốt tháng sẽ bảo vệ những miếng thịt khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn. Người Mông thường treo thịt lên gác bếp để ăn dần. Ngày Tết thì họ mổ lợn ăn uống linh đình[2].